Tôi có 1 phương trình nêu lên mỗi quan hệ giữa IQ và thời gian làm một việc nào đấy, nó được viết cách đây không lâu, tuy giờ tìm lại khá là khó khăn có lẽ tôi phải tải bản cũ của IQ Việt Nam lên để lấy lại bài này, nó đã bị bỏ sót một cách đáng tiếc khi chúng ta thay đổi từ bản cũ sang bản mới.
Những ngày gần đây, tôi tìm đọc khá nhiều những bàn luận về IQ và EQ liên quan đến sự thành công của bạn trong cuộc sống.
Đây là một tranh luận sôi nổi.
Có thể nói trong "thành công hiện tại", mọi người đa phần hiểu là "phải làm được cái gì đó cho đời". Tuy không nói ra nhiều nhưng đa phần công chúng có lẽ đến 80 - 90% - một con số rất cao cho rằng một sự thành công của một người trong cuộc sống đến từ mức độ của 1 trong 2 hoặc cả 2 điều sau:
1 là số tiền mà bạn có.
2 là danh tiếng, quyền lực và địa vị bạn có.
Xét trong khía cạnh tương đối, thì tiền bạc thường gắn liền với quyền lực và địa vị và ngược lại.
Mức độ của mỗi điều trên và sự tổng hợp của nó sẽ ra cái gọi là sự thành công.
Sự thành công của bạn là đáng kể hay không phụ thuộc vào đánh giá của mỗi người.
Ví dụ: 1 tổng giám đốc công ty A sẽ đánh giá về 1 anh trưởng phòng ngân hàng X khác với một người nhân viên bình thường đánh giá về anh ta.
Hay một vị tiến sĩ lý thuyết sẽ đánh giá về tiền khác với đánh giá về tiền của một doanh nhân.
Tựu trung lại đánh giá của hàng triệu người, gây ra một tổng quát về đánh giá của Xã hội về mức độ thành công của 1 người.
Tuy thế, địa vị và quyền lực cũng như tiền bạc là những thứ thuộc về tiềm ẩn nhiều hơn là phát lộ, nên mỗi đánh giá của Xã hội dù dựa trên các căn cứ vô cùng xác đáng nào cũng chứa đựng khá nhiều rủi ro.
Ví dụ:
Ví dụ 1 về địa vị và quyền lực: Một người làm trong ngành xây dựng sẽ khó đánh giá được vị thế của một người làm trong ngành công nghệ thông tin, và một người có tiếng ở ngành này thường hoặc không nhiều lắm được biết đến ở những ngành không liên quan.
Ví dụ 2 về tiền: Mọi người thường khó có thể biết được những người khác dù thân cận, có chính xác bao nhiêu tiền. Họ thực hiện phép đoán. Và phép đoán này là chênh lệch đáng kể xét theo góc độ đánh giá từng cá nhân.
Bà A có 1 tỷ đồng nhưng chỉ đi một chiếc xe máy số bình thường, trong khi ông B "chỉ" có 500 triệu nhưng dùng toàn bộ để mua 1 chiếc ô tô. Khi bà A đánh giá ông B, bà ta sẽ ước lượng bằng cách tự nhiên sai lầm là: "Mình có 1 tỷ đi xe 20 triệu, ông ta có xe 500 triệu vậy ông ta phải có 10 tỷ là ít".
Xã hội và công chúng đánh giá 2 người cũng sai lầm tương tự như vậy, tức là họ đặt chiếc ô tô và chiếc xe máy cạnh nhau trong đầu và thấy rõ ràng cái ô tô xứng đáng được đánh giá cao hơn.
Tuy thế, bà A không chỉ có chịu thiệt thòi vì tính cách "khiêm nhường" của mình. Số tiền 500 triệu bỏ ra được hiểu vui là "quá sức" của ông B sẽ khiến ông gặp khó khăn khi "trong nhà cần tiền gấp" hoặc "có những dự định tương lai sáng sủa hơn". Hơn nữa, xết trên quan điểm cơ bản về kinh tế, chiếc ô tô kiểu gì cũng khấu hoa và uống xăng, bảo trì... rõ ràng là gấp nhiều lần so với chiếc xe máy. Bà A với khoản tiền 1 tỷ của mình để tiết kiệm ngân hàng tháng cũng lĩnh được đến 7 triệu tiêu pha hoặc làm gì đó có ích hoặc tiếp tục gửi vào ngân hàng, lãi mẹ đẻ lãi con.
Xét trên quan điểm tông quát của Xã Hội tuy một sự đánh giá về thành công của 1 người là rất không rõ ràng nhưng nó là thước đo đáng giá nhất.
Chúng ta khép lại cái gọi là thành công ở đây, và quay trở lại chủ đề chính của chúng ta là IQ và EQ cái nào sẽ làm nên sự thành công của bạn, và mức độ của nó trong sự thành công của bạn là thế nào?
Quá trình đọc của tôi diễn ra ở nhiều trang viết của nhiều người, và mỗi người đều có lý của họ.
Nhưng tôi hiểu là càng già bạn sẽ càng thấy điều sau là chính xác: EQ có vẻ đóng vai trò nhiều hơn IQ trong sự thành công của bạn.
Tuy thế, chúng ta nên xem xét ở các khía cạnh như sau:
- Ở thời mà chúng ta đi học, rõ ràng 1 sự quan hệ tốt với giáo viên không giúp ich gì nhiều đến kết quả học tập của bạn ở trường bằng một trí thông minh vượt trội. Rõ ràng việc có IQ cao giúp bạn không cần học 1 phút nào nhưng vẫn có thể lấy được điểm cao. Vai trò của IQ trong trường hợp này là khó có thể bị phủ nhận, và tất nhiên, IQ là chỉ số cần phải nhắc đến trong trường học.
- Ở thời mà chúng ta đi làm, hoặc tương tự, ví dụ như gây dựng các tường rào cho sự "rủi ro gặp phải trong phần đời phía trước", thì EQ trong đa phần trường hợp đóng vai trò số 1. Hãy thử xem, liệu có ai đánh giá được IQ của bạn? Cái một ông giám đốc nhìn vào 1 nhân viên của mình là một bức tranh mà ông ta vẽ lên trong thế giới riêng của mình.
Chúng ta sẽ đến với một ví dụ:
Giả sử tôi là một giám đốc, tôi sẽ nhìn nhân viên A và nhân viên B:
- Nếu nhân viên B là nữ và cô ta xinh đẹp, tôi sẽ cảm thấy "thích làm việc" với cô ta hơn, trình độ chuyên môn thế nào cũng có xem xét nhưng biết sao được, nhiều người thích làm một việc dù nó không tốt và có triển vọng bằng việc khác nhưng họ "vẫn cứ làm".
- Nếu cần một người lên chức trưởng phòng, nhân viên A và B đều có năng lực tốt, nhưng nhân viên B là nữ, tôi sẽ chọn nhân viên A, vì đơn giản vai trò lãnh đạo "thường được nghĩ đến là đàn ông" trong Xã hội ngày nay, không cứ gì Việt Nam. Bản chất vấn đề nằm ở chỗ phái nữ thường vướng bận vào gia đình nhiều hơn và có uy kém hơn nam giới với cấp dưới. Hãy nhớ xem khi bạn đi học, một giáo viên nữ trẻ trung xinh đẹp có vị trí thế nào so với một giáo viên luống tuổi tóc muối tiêu. Ấn tượng này nằm trong lỗi mòn của Xã hội và nó dường như sẽ là điều khó thay đỏi trong dài hạn.
- Nếu có 2 nhân viên A và B, một người là thân cận, hoặc chiếm được cảm tình của bạn, tôi ví dụ đó là nhân viên A, bạn sẽ yên tâm và tin tưởng anh A này hơn cậu B, khi mà cậu ta có vẻ giỏi giang những không đáng tin cậy và có tính cách khó làm vừa lòng bạn.
Tóm lại, ngay cả khi bạn là người giỏi hơn (về chuyên môn), bạn vẫn có thể "dễ dàng" đi sau 1 cậu khác có EQ cao hơn.
Ý tôi muốn nói đã rõ, EQ là nhân tố chính khiến bạn thăng tiến trong công việc và 85% người lao động là "nhân viên ở các cấp độ khác nhau" và sự thăng tiến có "ý nghĩa số 1" trong tâm trí của họ.
Giả sử rằng "ý nghĩa số 1" này là 50% còn "ý nghĩa số 2" "số 3" và "số 4" chỉ nhận vỏn vẹn tổng cộng 50% còn lại.
Đúng vậy, EQ sẽ làm nên 85x50=42,5% thành công trong công việc của bạn chứ không phải IQ của bạn. (Lưu ý: Các con số mà tôi đưa ra đều vô thưởng vô phạt, nó không có ý nghĩa rõ ràng là 1 sự chính xác, nó chỉ nhằm minh họa và là một sự ước lượng không chắc)
Xét trên lĩnh vực thăng tiến này, có vẻ IQ cũng làm được một sự nào đó, tất nhiên năng lực chuyên môn - cái mà trong đa phần trường hợp dựa chủ yếu vào IQ của bạn - đóng vai trò quan trọng không phải vì nó có thể chiếm được cảm tình của ông giám đốc mà vì nó có thể thể hiện rõ ràng bằng con số trong bản báo cáo Kết quả kinh doanh cuối năm, phần Lợi Nhuận.
Nói một cách ngắn gọn nhất thì, đi sau EQ nhưng IQ đóng một vai trò đâu đó là 27 đến 32% trong sự thành công của bạn trong công việc.
Tất nhiên nó phụ thuộc vào công việc của mỗi người nằm trong lĩnh vực gì.
Tôi muốn nói ở đây, một cách không chắc chắn rằng, bạn có thể tin rằng đối với 85% Xã hội, EQ sẽ là thứ quyết định sự thành công nhiều hơn IQ và sự nhiều hơn đó là đáng kể.
Khép lại phần IQ, EQ và sự thành công ở đây, chúng ta bàn về chủ để chính, IQ, EQ và thời gian.
Phần này là chính nhưng nó khá ngắn gọn.
Có thể nói tuy một người có IQ cao không giúp ích cho bạn trong thời điểm hiện tại lắm, nhưng họ sẽ giúp ích cho con bạn.
Chúng ta thấy rằng, nếu xét trong một khoảng thời gian tương đối dài, ta sẽ thấy vai trò của IQ.
Trong lịch sử có nhiều nhà khoa học bị thiêu sống vì muốn chứng minh rằng trái đất quanh xung quanh mặt trời, các phát kiến của họ về bóng đèn, hay thuyết tương đối cũng như chiếc máy tính, ô tô, xe máy, tầu hỏa, ti vi, điện thoại, .... đều xuất phát từ 99% nỗ lực và 1% IQ.
Tất nhiên IQ chỉ đóng 1% trong "thành công xuyên thời gian" của họ nhưng tôi nghĩ rằng ngoài nó ra thì khó có thể nào có thứ gì khác. Trí thông minh về lô gic, không gian, những nhận biết mang tính diễn tiến của sự nối tiếp suy nghĩ... cái làm nên thành công đó không phải gì khác ngoài IQ.
Trong những phát minh như tia phóng xa, tia laze, tia x, rồi cái bàn 4 chân, cái giếng, hay những thứ đơn giản nữa như con dao, cái mác... khẩu súng, tên lửa, bom nguyên tử, giấy, hóa học, toán học, vật lý, ... có sự đóng góp của IQ nhiều hơn là EQ.
Hay những đóng góp của khoảng 0,2% dân số, trong lĩnh vực như hiện ta đang thấy, cứ 500 người trên thế giới có 1 người sẽ có những đóng góp đột phá làm cho số tiền trong ngân hàng của họ tăng cao đồng thời cũng khiến Xã hội "được nhờ nhiều".
Có thể kể đến ở đây: Bill Gate với hệ điều hành của mình, hay như những người sáng lập "Google", .... tôi có thể cho rằng, đối với 0,2% này thì IQ đóng vai trò khá là quyết định, những đoạn code lập trình mà Bill Gate viết ra là từ sự thông minh logic của ông ta hơn là EQ của ông ta. Tất nhiên với 1 sản phẩm có 1 không hai thì việc nó sớm muộn cũng phổ biến là tất yếu.
Tóm lại trong phần kết này, tôi muốn nói rằng, nếu theo cuộc đời của con người, thì giai đoạn 22 năm đầu đời, IQ đóng vai trò quan trọng trong trường học và điểm số, trong giai đoạn kể từ khi đi làm EQ là một chỉ số quyết định đến sự thành công của 85% mọi người và trong tương lai hàng trăm năm tới thì IQ là cái làm nên những thứ tồn tại mãi với thời gian.